Br là nguyên tố có khả năng được đưa vào cơ thể như vị thuốc, nhưng cũng có khi nó vào cơ thể ngoài ý muốn do dư lượng thuốc trừ sâu độc hại vượt quá mức cho phép. Là thành phần dung môi hữu cơ tetrabromocarbon (CBr4), Brom lại càng dễ làm ô nhiễm môi trường, xâm nhập cơ thể bằng đường hô hấp.
Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người ta sử dụng 2 muối bromura kali (KBr) và bromura natri (NaBr) làm thuốc chống co giật và thuốc an thần. Tác động này là do ion Br. Hiện nay thì loại thuốc này chỉ dùng làm thuốc thú y để trị bệnh động kinh ở chó, mèo. Đây là một loại bột tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, pha loãng thì dung dịch KBr có vị ngọt, nồng độ đặc hơn thì có vị đắng và ở nồng độ cao nhất thì người ta nếm lại thấy mặn! Đặc tính vị giác này là do ion kali. Tuy nhiên, với những nồng độ cao, muối KBr có tác dụng tới buồn nôn và đôi khi làm nôn ói thực sự. Mọi muối bromura hòa tan trong nước đều có tác dụng phụ này.
Các muối bromura còn được ứng dụng trong ngành nhiếp ảnh, trong chế độ trị bệnh kháng khuẩn tắm ngâm mình trong suối nước nóng làm nguồn ion bromura dự trữ.
Tính an toàn
Nếu hít hay nuốt phải NaBr với liều lượng lớn sẽ có hại, vì tác động lên hệ thần kinh trung ương, não và mắt. Hợp chất NaBr gây nên những biểu hiện trên da, niêm mạc mắt và đường hô hấp bị kích thích, viêm tấy.
Công dụng
Được dùng làm dung môi đối với các loại mỡ, sáp và dầu trong công nghệ nhựa dẻo và cao su để thổi phồng và lưu hóa, để thúc đẩy quá trình polymer hóa, hợp chất này còn có khi được dùng làm chất trung gian trong sản xuất hóa chất nông nghiệp.
Do tính không dễ cháy của nó, người ta hay đưa nó vào thành phần nguyên liệu những hóa chất chống cháy. Nhờ tỷ trọng cao của nó, người ta cũng sử dụng CBr4, để tách riêng khoáng chất.
Bromure de methyle (thuốc trừ sâu) tức methyl bromiua là một thuốc trừ sâu phổ rộng được sử dụng để hạn chế côn trùng, cỏ dại, thú gặm nhấm và vi trùng gây bệnh. Ở nhiệt độ bình thường, đây là một khí không màu, không mùi. Người ta thường xịt dưới dạng lỏng thành hơi để xông, hun ở địa điểm cần kiểm soát.
Từ 2005 tới nay, ở Mỹ và nhiều nước khác, người ta đã thôi sử dụng methyl bromua làm thuốc diệt côn trùng vì có nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy chất này tham gia phá tầng ozon của khí quyển. Tuy nhiên, ở những cơ sở kho hàng cách ly kiểm dịch hay chuẩn bị chất xuống tàu, vẫn có thể sử dụng chất này trong những điều kiện khẩn cấp đặc biệt (ngoại lệ).
Vài năm trước, FDA đã kiểm nghiệm hạt dẻ tìm dư chất methyl bromua, được sử dụng để hun khí diệt côn trùng, để xem trong loại thực phẩm này có còn lưu lượng methyl bromid độc hại cho người tiêu dùng không.
Hạt Bông, Cải canola, các sản phẩm vẫn còn khả năng còn lưu lại dư chất methyl bromua vì chất này vẫn còn được sử dụng ở khá nhiều nơi trên toàn cầu để tiêu diệt côn trùng, mối, mọt, nấm mốc và trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn để tiệt trùng một phần lớn các thức ăn nuôi gia cầm. Methyl bromua càng ngày càng được sử dụng làm chất tiệt trùng đất cả ở trong nhà kính, cả trong nghề nông ngoài trời. Bromura vô cơ trong đất bị trôi bớt đi với nước tưới hay nước mưa.
Các cây trồng trong đất có hàm chứa bromura vô cơ sẽ tích chất này đặc biệt là vào bộ phận của lá cây như Bắp cải hay Xà lách. Trong trái cây như Dâu tây hay Cà chua… phát hiện thấy ít hơn. Bromura vô cơ cũng được đưa vào cơ thể từ một số nguồn phụ gia thực phẩm (trong công nghiệp làm bánh mì, làm bia chẳng hạn) hoặc từ thuốc men.
Hoahocngaynay.com