Nồng độ etan cung cấp thông tin về sự thay đổi phát thải khí nhà kính

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Theo một báo cáo mới đăng trên tạp chí Nature, dữ liệu nghiên cứu gần đây của Đại học California về Greenland và Nam cực chứng minh phát thải cả metan và etan (2 loại hydrocacbon có nhiều nhất trong khí quyển) từ nhiêu liệu hóa thạch đã giảm vào cuối thế kỷ 20.

Nguyên nhân làm giảm tỷ lệ phát thải metan vào khí quyển trước đây gây khó khăn cho các nhà khoa học. Nghiên cứu mới chứng minh sự thay đổi các hoạt động của con người là yếu tố chủ chốt làm giảm nồng độ metan đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

Nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu lịch sử phát thải metan từ nhiên liệu hóa thạch dựa vào các số đo của một loại hydrocacbon khác là etan trong không khí lấy tại các dải băng cực ở Greenland và Nam cực. Không khí cổ (ancient air) vẫn ở gần bề mặt bên trong khối tuyết lâu năm và có thể được sử dụng để nghiên cứu những thay đổi diễn ra trong khí quyển vào thế kỷ 20.

Các nhiên liệu hóa thạch là nguồn phổ biến phát thải etan và metan. Metan được thải ra từ nhiều nguồn thải khác nhưng hầu hết lượng etan có trong khí quyển ngày nay đều bắt nguồn từ các nhiên liệu hóa thạch. Nếu phát thải etan thay đổi, sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân hơn. Nghiên cứu mới được thực hiện để theo dõi etan và từ đó suy luận thông tin về metan. Kết quả cho thấy phát thải etan giảm vào lúc sự gia tăng metan chậm lại.

Vào cuối thế kỷ 20, metan và etan được cho là tài nguyên năng lượng có giá trị; vì được thu thập và tiêu thụ như khí thiên nhiên nên chúng chuyển đổi thành CO2. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ trong những năm gần đây, nồng độ metan trong khí quyển giảm nhiều khả năng có liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động sử dụng năng lượng.

Theo Eric Saltzman, đồng tác giả nghiên cứu, nghiên cứu mới giúp lý giải vì sao nồng độ metan trong khí quyển ổn định vào cuối thế kỷ 20. Nồng độ metan là yếu tố chủ yếu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và nhận thức về ảnh hưởng của các hoạt động của con người đến metan là yếu tố chủ chốt để dự báo tình trạng nóng lên toàn cầu trong tương lai.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: NASATI/Physorg

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *