Rutin – Hoạt chất đầy tiềm năng đến từ các loại thảo dược

QUẢNG CÁO

Bạn có biết, hàng năm rutin là một trong những loại hoạt chất “cháy hàng” luôn được các nhà nghiên cứu, sản xuất săn lùng bởi những tác dụng và công dụng tuyệt vời do chúng đem lại. Vậy rutin là gì? Rutin có tác dụng gì? Tác dụng phụ của rutin như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Rutin là gì?

Rutin (3,3’,4’,5,7-pentahydroxyflavone-3-rhamnoglucoside) là một loại flavonoid thuộc nhóm flavon được phân lập lần đầu tiền vào năm 1842 từ cây Cửu lý hương (Ruta graveolen) bởi Veyss. Dưới đây là cấu trúc hóa học của hoạt chất này (rutin structure).

                                                                Cấu trúc hóa học của rutin                                                                               Cấu trúc một số chất chuyển hóa của rutin trong cơ thể

Cấu trúc hóa học của rutin

Cấu trúc một số chất chuyển hóa của rutin                                                                                                       

Rutin được tìm thấy ở nhiều nhất ở hoa hòe và một số loại thực vật khác được liệt kê như trong bảng dưới đây.

Loài

Bộ phận chứa rutin

Hàm lượng (ppm)

Dâu tằm trắng (Morus alba L.)

60.000

Tam giác mạch (Fagopyrum esculentum Moench)

Thân cây

50.600

Tam giác mạch (Fagopyrum esculentum Moench)

Hoa

40.000

Sambucus canadensis L. (American elderberry)

35.000

Cà chua (Lycopersicon esculentum Miller)

24.000

Cây thuốc lá (Nicotiana glauca R. Grah)

21.000

Mơ tây (Prunus armeniaca L.)

17.700

Cam (Citrus sinensis L. Osbeck)

9.000

Cây cô ca (Erythroxylum coca var. coca)

5.000

Trà (Camellia sinensis (L.) Kuntze)

1.200

Rau chân vịt (Spinacia oleracea L. )

170

Chanh (Citrus limon L. Burman f.)

Quả

2

Rutin cũng là một loại vitamin P và là dạng glycoside chính (một dạng 3-Orhamnoglucoside) của quercetin, là loại flavonol dồi dào có trong nhiều loại thực vật như đã kể trên.

Ngoài ra, bột rutin (rutin powder) còn có đặc điểm là bột kết tinh màu vàng hoặc hơi vàng ánh xanh. Để ngoài ánh sáng có thể có màu hơi sẫm lại. Tinh thể ngậm 3 phân tử nước, chuyển sang dạng khan khi sấy 12 giờ ở 100°C dưới áp suất giảm (10mmHg).

Do cấu trúc là một glycosid nên rutin rất dễ bị thủy phân bởi các men có sẵn trong dược liệu hoặc bởi các acid. Với dung dịch kiềm nó rất ít bị ảnh hưởng, chỉ ở điều kiện dung dịch kiềm đặc và có nhiệt độ cao thì cấu trúc của rutin bị phá vỡ, cụ thể là vòng C sẽ mở tạo thành một dẫn chất acid thơm và một dẫn chất phenol.

2. Rutin có tác dụng gì?

Rutin có nhiều tác dụng nổi bật, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Mời bạn cùng đọc những phần biết theo để khám phá những bí ẩn mang tên hoạt chất Rutin nhé.

2.1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Theo các nghiên cứu trên chuột bị tăng đường huyết, với liều 50mg/kg thì rutin có tác dụng làm giảm nồng độ đường có trong máu bằng cách tăng đường huyết. Hơn thế nữa, rutin với nồng độ 10-14 M có tác dụng kích thích hấp thu ion Ca2+ ở tụy .

Một số tác dụng bảo vệ của rutin trên các cơ quan đích khác nhau để chống lại bệnh tiểu đường được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Cơ quan đích

Cơ chế

Tim

Giảm hoại tử tim và ức chế hoạt động của các enzyme aldoctase, reductase

Phổi

Bảo vệ phổi tránh khỏi sự thay đổi của cơ thể khi mắc bệnh lý

Tụy

Làm tăng nồng độ IRS2 và kích hoạt tín hiệu AMPK

Thận

Giảm căng thẳng oxy hóa, ức chế sự tích tụ collagen loại IV và laminin, giảm TGF-b1, Smad 2/3 và tăng biểu hiện Smad 7 trong các tế bào

Cơ xương

Tăng cường tín hiệu PPARϒ kích thích con đường của PKA và MEK và mở VDCC, kích hoạt chuyển vị CaMKII và GLUT-4 sang màng huyết tương.

Dây thần kinh hông

Cùng với vitamin C làm tăng mức LPQ

Hệ enzyme

Rutin là chất ức chế chủ yếu của alpha-glucosidase

Trong đó:

  • AMPK: adenosine 50 – monophosphate (AMP)-activated protein kinase.
  • CaMKII: calcium–calmodulin-dependent protein kinase II
  • GLUT-4: glucose transporter – 4
  • IRS2: insulin receptor substrate 2.
  • LPO: lipid peroxidation.
  • MEK: mitogen activated kinase.
  • PKA: protein kinase A.
  • PPAR-α peroxisome proliferator-activated receptor.
  • TGF-β1 transforming growth factor-β1.
  • VDCC: voltage-dependent calcium channels

Trong một nghiên cứu khác, hoạt động chống oxy hóa của G-rutin, một dẫn xuất glucose hòa tan trong rutin, có tác dụng gây ra sự ức chế hình thành cả giai đoạn ban đầu và tiến triển của phản ứng Maillard trong nguồn protein mô.

Phản ứng Maillard có sự tham gia phản ứng của Protein hoặc các chất chuyển hóa của chúng và Glucid qua nhiều giai đoạn trung gian phức tạp cuối cùng để tạo thành các melanoidin.

Sau đó, người ta cũng chứng minh rằng rutin và các chất chuyển hóa của chúng có thể ức chế hình thành sản phẩm glycation sớm.

2.2. Bảo vệ dạ dày

Theo các nghiên cứu, rutin có tác dụng bảo vệ dạ dày bằng cách ức chế peroxid hóa lipid và tăng hoạt tính chống oxy hóa trong các tổn thương dạ dày do ethanol.

Bên cạnh đó, việc điều trị trước bằng rutin (200 mg/kg) đã chứng minh là có tác dụng bảo vệ dạ dày, phòng ngừa những tổn thương do indomethacin gây ra.

Các nhà khoa học cũng đã đề xuất rằng tác dụng bảo vệ dạ dày thông qua việc ức chế sự thâm nhập bạch cầu trung tính, ức chế sự phát sinh căng thẳng oxy hóa và bổ sung mức độ nitrite/nitrate.

Sử dụng rutin đường uống có thể làm giảm viêm đại tràng do acid- 2,4,6-trinitrobenzene (TNBS) ở chuột. Cơ chế là do rutin đã được khử hóa nhanh chóng để giải phóng quercetin trong đại trực tràng và quercetin có thể ức chế tín hiệu viêm TNFα phụ thuộc bởi sự kích hoạt NFkB.

Không những vậy, rutin còn có tác dụng ngăn ngừa sự suy giảm glutathione ở động vật trên thực nghiệm.

Hơn nữa, theo các nhà bào chế viên nén giải phóng nhanh (87 – 89%) của viên rutin được bọc bên ngoài bởi alginate/chitosan đã mang lại những ưu điểm mới trong điều trị bệnh viêm ruột.

2.3. Tác dụng bảo vệ gan

Tác dụng bảo vệ gan của rutin đã được nghiên cứu trên một số mô hình thí nghiệm trên động vật. Ở đây, rutin đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, ức chế sự tích lũy lipid và tăng hoạt tính protein kinase (AMP) được khử hoạt tính adenosine 5 AM-monophosphate (AMP) với sự hiện diện của axit oleic.

Bên cạnh đó, rutin cũng làm tăng biểu hiện của peroxisome kích hoạt proliferator (PPAR)-α và các enzyme chống oxy hóa trong các tế bào ung thư tế bào gan và người ta cho rằng rutin có thể được coi là một phương pháp điều trị tiềm năng giúp làm giảm sự hình thành gan nhiễm mỡ.

Điều trị bằng rutin

Tổn thương gan gây ra bởi

Cơ chế

Xử lý trước bằng rutin với liều 20 mg/kg

Paracetamol/CCl4

Phòng ngừa sự gia tăng transaminase

Đồng kiểm soát tình trạng nhiễm độc gan với liều 20-40 mg/kg/8 tuần

Paracetamol/CCl4

Giảm nồng độ của transaminase trong huyết thanh và cải thiện các biến chứng bệnh lý

Điều trị tình trạng nhiễm độc mạn tính với liều 10, 50, 150 mg/kg/5 ngày

CCl4

Giảm số lượng thụ thể NF-kB, TNF-α và COX-2, giảm sự biểu hiện của iNOS và tăng Nrf2 và HO-1

Điều trị tình trạng nhiễm độc mạn tính với liều 100 mg/kg/60 ngày

Rượu

Giảm LPO và enzyme markers ở gan, tăng nồng độ chất chống oxy hóa và cải thiện các tổn thương ở gan.

Điều trị tình trạng nhiễm đọc mạn tính với liều 50mg/kg/8 tuần

Ammonium chloride

Giảm nồng độ của các enzyme ALT, ASP, ALP

Bảng tóm tắt cơ chế tác dụng bảo vệ gan của rutin ở động vật

Trong đó:

  • ALT: alanine aminotransferase.
  • ALP: alkalinephosphatase.
  • AST: aspartateaminotrasferase.
  • CCL4: carbontetrachloride.
  • COX-2 cyclooxygenase.
  • HDL: high-density lipoprotein.
  • HO-1: hemeoxygenase.
  • iNOS: inducible nitric oxide synthase.
  • LDL: low-density lipoprotein.
  • LPO: lipid peroxidation.

2.4. Cải thiện chức năng mạch máu

Ngoài ra, rutin còn có hoạt tính của vitamin P, tức là có tác dụng làm bền vững thành mạch, làm giảm tính thấm của mao mạch, tăng sự bền vững của hồng cầu. Rutin có hoạt tính của vitamin P là do cấu trúc có hai nhóm –OH phenol tự do ở vị trí 3’ và 4’.

Theo Parrot, cơ chế tác dụng của rutin là do nó có tác dụng ức chế sự phá hủy của adrenalin, adrenalin làm tăng sức chịu đựng của mao mạch, do đó làm bền vững mạch máu.

2.5. Các tác dụng khác

Rutin làm hạ thấp trương lực cơ nhẵn, chống co thắt, chống phóng xạ tia X, chống viêm thận cấp. Cơ chế chống viêm là do rutin ức chế con đường sinh tổng hợp prostagladin.

Dạng muối natri của rutin có tác dụng làm giảm nhẹ phù nề của tĩnh mạch khi bị viêm.

Không những vậy, sau khi bị oxy hóa, rutin có tác dụng làm tăng đường huyết của thỏ.

Rutin có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe

Rutin có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe

3. Công dụng của rutin

Có thể nói rằng, rutin có rất nhiều ứng dụng không chỉ trong y học mà còn trong nhiều ngành công nghiệp khác như: thực phẩm, bao bì…

Trong y dược học, rutin được dùng để phòng chống những biến cố của xơ vữa động mạch, các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, xuất huyết như tử cung xuất huyết, ho ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam. Không những vậy, người ta còn sử dụng rutin để bào chế thành thuốc chữa trĩ, chống dị ứng, thấp khớp.

Rutin làm bền thành mạch

Rutin làm bền thành mạch

Ngoài ra, rutin còn được dùng để làm hồi phục những tổn thương ngoài da do bức xạ, làm cho vết thương chóng lành sẹo.

Chưa dừng lại tại đây, rutin còn là “vị cứu tinh” cho những người bệnh gặp phải những vấn đề bất thường liên quan tới mắt như: viêm võng mạc có xuất huyết, chảy máu đáy mắt.

Hơn thế nữa, rutin có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các chất khác để nâng cao hiệu quả điều trị, chẳng hạn như:

– Rutin kết hợp với vitamin C: làm tăng cường tác dụng của vitamin C, đặc biệt là khả năng hấp thu vào các cơ quan khác nhau. Dùng trong biểu hiện tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, võng mạch, cao huyết áp.

– Rutin kết hợp với Vincamin: dùng chữa các chứng rối loạn tâm thần, cải thiện trí nhớ, chứng năng thần kinh giác quan ở người già.

– Rutin kết hợp vói Nicotinamid: dùng trong các biểu hiện chức năng hay thực tổn của suy tĩnh – bạch mạch, giãn tĩnh mạch nguyên phát, cơn đau trĩ.

– Rutin còn phối hợp với cholin, khellin, papaverin…

4. Tác dụng phụ của rutin (Rutin side effects)

Rutin thường được coi là hoạt chất an toàn với sức khỏe con người khi chúng có mặt ở nhiều loại thực vật như: rau xanh, trái cây, các loại hạt. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi trong một số trường hợp, hoạt chất này gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe con người như:

  • Rutin có thể gây chóng mặt, nhức đầu, tăng nhịp tim, cứng khớp, rụng tóc và mệt mỏi.
  • Rối loạn hệ thống tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau dạ dày.
  • Gây phản ứng dị ứng nhưng rất hiếm như: phát ban da, mặt sưng và khó thở.

Các tác dụng phụ này có thể giảm bớt khi bạn điều chỉnh liều lượng sử dụng rutin phù hợp. Tuy nhiên,  bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng hoặc khi bạn có tiền sử bệnh tim mạch, cục máu đông hoặc đang dùng thuốc phá cục máu đông hoặc nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Ngoài ra phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên sử dụng rutin.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về rutin: đặc điểm, cấu trúc hóa học, tác dụng và công dụng.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Riff.vn

Tài liệu tham khảo:

  1. Review of the protective effects of rutin on the metabolic function as an important dietary flavonoid
  2. 2. Rutin- potent natural thrombolytic agent, Mohammad Arif Dar, *Nahida Tabassum
Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *