(Hóa học ngày nay-H2N2)-Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bath và Dundee, cùng với các cộng sự ở Ấn Độ đang phát triển loại xi măng thân thiện với môi trường từ việc sử dụng các vật liệu thải như vỏ trấu.
Nghiên cứu này là một phần của Dự án xúc tiến giáo dục và nghiên cứu Anh – Ấn (UKIERI), do Trường Đại học Dundee dẫn đầu, nhằm làm giảm dấu vết cácbon trong quá trình sản xuất xi măng, đóng góp gần 5% trong tổng lượng phát thải CO2 trên toàn cầu.
Xi măng Pooclăng, thành phần chính của bêtông được sản xuất bằng quy trình nung đá vôi với đất sét ở nhiệt độ cao, mỗi tấn xi măng được sản xuất thải ra khoảng 1 tấn CO2.
Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các cách để làm giảm phát thải cácbon bằng cách thay thế một phần xi măng pooclăng bằng các vật liệu thải như tro bay từ quá trình đốt than, xỉ trong luyện thép và thậm chí là vỏ trấu.
Theo TS. Paine, Khoa Kiến trúc và kỹ thuật công trình thuộc Đại học
Để thay thế một phần xi măng Pooclăng, cần phải nghiên cứu một số loại xi măng “xanh” sử dụng các vật liệu thải khác nhau có sẵn ở địa phương. Ví dụ, ở Ấn Độ, có thể sản xuất silic điôxít từ quá trình đốt vỏ trấu để trộn vào xi măng; ở nước Anh, có thể dùng tro bay được tạo ra từ quá trình đốt than.
TS. Newlands thuộc Concrete Technology Unit ở Dundee cho biết, quy mô của vấn đề liên quan đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ và Anh, việc cộng tác giữa một số viện nghiên cứu là cách duy nhất để đạt được mục tiêu. Chúng ta cần xem xét những thách thức chung về môi trường để đưa ra tác động tốt.
Concrete Technology Unit của
Theo Physorg.com