Tại sao có mưa đá?

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Từ trước tới nay người ta vẫn không biết nguyên nhân nào đã gây nên mưa đá. Tuy nhiên, qua khám phá mới nhất do các nhà khoa học Mỹ thực hiện, người ta thấy có lẽ vi khuẩn thực vật đã gây ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này.

[title]

Để có thể có được một trận mưa đá, trước hết các hạt bụi sương trong không khí cần phải có một ‘lõi’ để chúng bám vào. (Source: iStockphoto)

Sau trận mưa đá vào tháng 6/ 2011, ông Alexander Michaud, một nhà khoa học hiện công tác tại Đại học Tiểu bang Montana, Hoa Kỳ, đã thu thập được những hạt mưa đá lớn có đường kính lớn hơn 5 centimet. Ông đã làm đông những hạt mưa này và sau đó phân tích nước đã tan theo từng lớp mỏng. Ông Michaud, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực mưa sinh học, hiện vẫn đang tìm hiểu về cách thức vi khuẩn tạo thành mưa, tuyết và hạt mưa đá.

Hạt lõi – tác nhân cần thiết để có mưa đá

Tại buổi thuyết trình về đề tài này ở hội nghị nghiên cứu vi sinh vật học tại New Orleans, ông Michaud cho hay ông tìm thấy vi khuẩn trong lõi hạt mưa đá, tức phần đầu tiên hình thành nên hạt mưa.

“Để hiện tượng ngưng tụ xảy ra, cần có một hạt nhân để tập hợp các phân tử nước. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những hạt nhân này có thể là vi khuẩn hoặc các hạt sinh học khác”, ông Michaud giải thích. Những đám mây tạo thành băng dẫn đến hiện tượng tuyết rơi cần có một hạt lõi, còn gọi là hạt nhân băng, để các tinh thể băng hình thành và bao bọc xung quanh.

Trong khi đó, ông Brent Christner thuộc Đại học Tiểu bang Louisiana cho biết một mầm bệnh thực vật có tên gọi là Psuedomonas syringae có khả năng tập hợp rất nhiều phân tử nước xung quanh. Người ta thường thấy mầm bệnh thực vật này xuất hiện trong quá trình ngưng tụ nước để tạo thành băng.

Tại buổi thuyết trình ở Hiệp hội Vi sinh vật Mỹ tại New Orleans, ông Christner cho biết: “Các chuỗi hạt nhân băng P. syringae chứa một loại gen có thể tập hợp các phân tử nước theo một thứ tự nhất định. Hiện tượng này cung cấp một lõi hạt nhân giúp đẩy mạnh tiến trình tạo lập các tinh thể băng”.

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 – 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt gió lạnh cực mạnh tràn về nhan

Hoahocngaynay.com

Nguồn Bay Vút/Wikipedia

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *