Tạo ra các transistor cấp phân tử

QUẢNG CÁO

transitor(H2N2)-Một nhóm các nhà khoa học đã chế tạo thành công transisto đầu tiên được làm từ một phân tử. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Đại học Yale (Mỹ) và Trường KH&CN Quang Du (Hàn Quốc), đã cho thấy một phân tử benzen được gắn với bộ ngắt bằng vàng có thể hoạt động giống như một bán dẫn silic.

Các nhà nghiên cứu còn có thể điều khiển các trạng thái năng lượng khác nhau của phân tử đó tuỳ vào điện áp họ đưa vào qua các công tắc. Bằng cách điều chỉnh các trạng thái năng lượng, họ có thể kiểm soát dòng điện đi qua phân tử này. Reed, giáo sư Khoa học ứng dụng và kỹ thuật trường Đại học Yale cho biết, nó giống như lăn một quả bóng đi qua đồi, trong đó quả bóng biểu hiện cho dòng điện còn độ cao của ngọn đồi biểu hiện các trạng thái năng lượng khác nhau của phân tử. Có thể điều chỉnh độ cao của ngọn đồi, cho phép dòng điện chạy qua khi độ cao ở mức thấp, và ngăn dòng điện lại khi đặt độ cao ở mức cao. Theo cách đó, nhóm nghiên cứu đã có thể sử dụng phân tử này rất giống với cách hiện đang được sử dụng trong các bóng bán dẫn.

Công trình này dựa trên nghiên cứu trước đó của Reed đã được thực hiện trong những năm 90 của thế kỷ trước, nó mô tả rằng các phân tử đơn lẻ có thể được mắc lại giữa các tiếp xúc điện. Từ đó, ông và Takhee Lee, cựu nghiên cứu sinh trường Yale và hiện là giáo sư trường Khoa học và Công nghệ Quang Du (Hàn Quốc), đã phát triển thêm các kỹ thuật cho phép họ “nhìn thấy” những gì diễn ra ở cấp phân tử.

Để có thể chế tạo được những công tắc điện ở mức nhỏ như vậy, những thành phần chủ chốt của khám phá này là xác định những phân tử lý tưởng để có thể sử dụng, tìm ra vị trí đặt chúng cũng như làm thế nào để liên kết chúng với các công tắc. Việc sử dụng các phân tử trong các mạch máy tính được các nhà khoa học rất quan tâm bởi các bán dẫn truyền thống không thể hoạt động ở các quy mô nhỏ như vậy. Nhưng Reed nhấn mạnh rằng đây thuần túy là một đột phá khoa học và các ứng dụng thực tế như “các máy tính phân tử” nhỏ hơn và nhanh hơn, nếu có thể, cũng phải mất nhiều thập kỷ nữa.

Nguồn NASATI/Physorg

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận