Thioacetone được mệnh danh là chất hóa học có mùi ghê nhất thế giới. Đây là hợp chất hữu cơ có chứa sulfur, công thức hóa học (CH3)2CS. Khi ở nhiệt độ thấp nó có dạng dung dịch màu cam hoặc màu nâu. Thioacetone sẽ biến thành polymer và chất tam phân khi ở nhiệt độ trên -20 độ C. Thioacetone lần đầu tiên được thu nhận vào năm 1889 bởi Baumann và Fromm, như một tạp chất nhỏ trong quá trình tổng hợp trithioacetone.
Chất Thioacetone có mùi cực kì kinh tởm, rất nặng ngay cả khi rất loãng.
Năm 1889, tại một phòng hóa học đặt tại thành phố Freiburg, Đức, một nhóm các nhà khoa học đã thử pha loãng thioacetone. Hành động này đã khiến thioacetone phát mùi. Vô số người trong bán kính 0,75 km đã nôn mửa, cảm thấy khó chịu và thậm chí là bất tỉnh. Mùi hôi thối kinh khủng đó đã khiến người dân ở Freiburg phải sơ tán.
Năm 1890, các nhà hóa học Anh đã đưa kết luận rằng việc pha loãng sẽ khiến mùi của thioacetone kinh tởm hơn.
Năm 1867, các nhà nghiên cứu đã lặp lại thử nghiệm tại một phòng thí nghiệm miền Nam Oxford, Anh, để xem Nỗi kinh hoàng Freiburg thực sự tệ tới đâu. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu thử nghiệm này đã khiến các đồng nghiệp trong khu nhà cách xa 180 mét buồn nôn và khó chịu.
Thử nghiệm thứ hai được thực hiện trong một tủ kính khử mùi. Nhưng chỉ vài giây sau khi một giọt thioacetone được nhỏ lên đĩa, các nhà khoa học cách xa địa điểm thử 400m đã nhận ra mùi thối.
Do sử hữu mùi quá kinh khủng mà thioacetone được coi là hóa chất nguy hiểm và độc hại.
Vậy thứ kinh tởm này được chứa và bảo quản như thế nào? Người ta phải sử dụng một hộp kín, với các khe hở được khóa chặt bằng kiềm pemanganat, dụng cụ chứa đều phải được khử trùng cũng bằng kiềm pemanganat, dùng hơi nitro tạo ra từ vài gram đồng thả vào HNO3 để khử mùi. Để tiêu hủy cặn chất thioacetone, người ta đưa chúng vào điểm nóng nhất của một đống lửa đốt bằng củi.
Hoahocngaynay.com