1. Hạt dẻ
Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
2. Bông kim châm (hoa hiên)
Bông kim châm không chỉ là một vị thuốc Đông y chữa đau răng, mất ngủ, đau nhức khớp xương mà còn chứa nhiều vitamin A, C rất tốt cho sức khoẻ. Hơn thế nữa, loại hoa màu vàng đậm này còn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu ăn sống sẽ không tốt cho sức khoẻ. Vì chất colchicine trong bông kim châm vào cơ thể sẽ gây phản ứng oxy hoá, tạo ra chất độc hại cho cơ thể.
3. Đường trắng
Đường trắng thường được pha trực tiếp vào nước uống, sa-lát… nhưng nếu khâu sản xuất, đóng gói không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bạn có thể bị đau bụng. Nguyên nhân là do đường trắng dễ nhiễm khuẩn.
Vì thế, nếu là đường không có nhãn mác rõ ràng, nên đung ở nhiệt độ 30 độ C trong vòng 3 phút trước khi dùng pha chế nước uống hay đồ ăn.
4. Mật ong
Trong quá trình tạo mật không tránh khỏi việc ong sẽ mang về những phấn hoa có độc. Loại phấn hoa này vẫn còn giữ nguyên hiện trạng trong thời gian tạo mật, con người ăn phải sẽ bị trúng độc, đau bụng, khó tiêu…
Ngoài ra, trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, mật ong rất dễ bị hỏng do sự xâm nhập và phân huỷ của các loại vi khuẩn, nấm mốc. Do đó, tốt nhất không nên ăn sống mật ong để đảm bảo sức khoẻ.
5. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa loại chất loại chất đặc biệt gây dị ứng, viêm ngứa da, nghiêm trọng sẽ gây nổi mụn nước và đau đớn.
6. Đậu tương sống
Đậu tương đã qua chế biến và có điều kiện bảo quản tốt có giá trị dinh dưỡng không kém gì các loại sữa bò. Tuy nhiên, nếu đậu tương chưa được chế biến kỹ, vẫn còn hăng, sống sẽ gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
Bởi trong đậu tương có chứa saponin, protease, các hợp chất phenolic…gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các hợp chất phenolic làm đậu tương biến vị đắng, tanh, saponin kích thích hệ tiêu hoá gây buồn nôn, tiêu chảy, từ đó phá hoại tế bào trong cơ thể, sản sinh ra các độc tố gây nhiễm độc toàn thân.
7. Trứng gà sống
Thói quen hút lòng đỏ trứng gà sống vì cho rằng cách làm này mới giữ được nguyên chất dinh dưỡng của trứng. Điều đó là thiếu khoa học. Trứng gà có chứa một loại protein kháng sinh vật tố đặc biệt, chất này có thể kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất sinh vật tố.
Ngoài ra, trong trứng gà thường chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc gà ốm, người ăn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế nữa, chất kháng sinh tơripxin chỉ tiêu huỷ khi được nấu chín.
8. Các loại cây họ đậu
Đậu đũa, đậu ván, đậu cô ve… nếu nấu chưa kỹ hoặc ăn sống sẽ bị trúng độc do trong đậu( đặc biệt là đậu già) có chứa lectin, hàm lượng chất này quá nhiều sẽ khiến cơ thể trúng độc.
Loại chất lectin này sẽ bị phân huỷ khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian dài( khoảng 10 phút). Do đó, nên nấu các loại họ đậu chín kỹ trước khi sử dụng.
Nguồn Hoahocngaynay.com/Dân trí