Tìm thấy nhiều nguyên tố hóa học trên Mặt Trăng

QUẢNG CÁO

mat_trang(Hóa học ngày nay-H2N2)-Kết quả phân tích thành phần bụi được tạo ra bởi sự va chạm giữa một tên lửa và Mặt Trăng do Cơ quan hàng không vũ trũ Mỹ (NASA) thực hiện năm 2009 cho thấy trên bề mặt của Mặt Trăng không chỉ có nước mà còn có các nguyên tố carbon dioxide, bạc, thủy ngân và các hợp chất khác.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện hàm lượng nước thực tế trên bề mặt Mặt Trăng vượt xa so với kết quả tính toán trước đó.

Theo các nhà khoa học, lượng nước trên bề mặt Mặt Trăng đủ để tổ hợp thành nhiên liệu và duy trì sự sống con người trong thời gian đầu đổ bộ lên Mặt Trăng.

Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện nước đá trong thành phần bụi cho thấy, trong quá khứ nước đá có thể đã được “đưa” tới Mặt Trăng bằng một hình thức nào đó hoặc trên bề mặt Mặt Trăng đã xảy ra một phản ứng hóa học nào đó khiến cho nước đá được tích tụ với lượng lớn./.

Từ năm 1939 người ta đã biết rằng  các nguyên tố nặng  hơn hydrogen có thể được  chế tạo trong  các lò khổng  lồ vũ trụ là các ngôi sao. Nhưng hydrogen  và  phần  lớn  helium phải là những nguyên tố đầu tiên hiện diện ngay thời kỳ đầu tiên lúc  mới thành lập sao. Số lượng tương đối của chúng sẽ được xác định ngay lúc đó và sẽ không tùy thuộc sự tiến hóa các vì sao hay các thiên  hà cho đến hàng tỉ năm sau, là nguyên do cho sự thay đổi đáng kể các nguyên tố nặng. Các  khoa học gia ra sức tính toán một cách cuồng nhiệt và kết quả rõ ràng: những tính toán của họ chứng  tỏ rằng khoảng 3 phút đầu tiên sau sự bùng  nổ đầu tiên, một phần tư của khối lượng vũ trụ là helium, và ba phần tư còn lại là hydrogen.  Đúng y như thành phần hóa học các  ngôi sao và thiên hà! Thuyết Big Bang cũng giải thích rõ ràng những hiện tượng  khác  nhau và xa xôi xảy ra trong  ba  phút đầu tiên vềsự tạo thành hydrogen và helium cũng  như ba trăm ngàn  năm sau đó về sự sản xuất bức xạ hóa thạch. Thuyết này ngày càng khẳng định là thuyết hay nhất trên thị trường  dùng để  diễn tả vũ trụ.

Các thiên hà và ngôi sao đều gần như có cùng một thành phần không đổi. Khoảng  một phần tư helium cho ba phần tư  hydrogen tính theo khối lượng. Ngược  lại, thành phần các nguyên tố nặng  hơn helium thì thay đổi rất nhiều. Tỷ lệ giữa hydrogen  và helium không đổi  không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên mà nói lên cho chúng ta nguồn gốc chung của chúng.

Nguồn Hoahocngaynay.com/Vietnam+

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *