(Hóa học ngày nay-H2N2) Tuổi thọ của các nhà hóa học như thế nào?
Nhà hóa học phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, đôi khi phải đứng hàng ngày để theo dõi phản ứng hoá học… phải cân đo, đong đếm, ngửi chất độc … điều này rất có hại cho sức khoẻ và buộc các nhà hoá học phải có một sức khoẻ đủ để thực hiện các thí nghiệm của mình.
Nhìn bảng thống kê cho thấy tuổi thọ của các nhà hoá học cao hơn tuổi thọ trung bình:
– Thế kỉ XVIII trong khi tuổi thọ trung bình của người Âu châu là 30 thì tuổi thọ trung bình của các nhà bác học hoá học là …72.
– Thế kỉ XIX, khi tuổi thọ trung bình của người Âu châu là 45 thì của các nhà bác học hoá học là …72.
Nhà hoá học Pháp Chevreul – người tổng hợp chất béo đầu tiên sống 103 tuổi.
Nhà hoá học Mĩ Roger Adams thọ gần 100 tuổi.
Đây chỉ là một vài trường hợp hiếm hoi thôi. Chứ nhiều nhà hoá học tuổi thọ không cao lắm đâu, tiếp xúc hóa chất nhiều quá mà. Họ đã hy sinh cho khoa học rất nhiều. Những gì bạn được học hay đọc về hóa học ngày nay là kết quả của rất nhiều nhà hóa học của hàng mấy thế kỷ nghiên cứu, tìm tòi. Phải công nhận phục họ ghê, ngày xưa chẳng có gì là nền tảng, tự tìm mà vẫn hiểu. Còn bây giờ, kiến thức đầy đủ, mà hiểu được là cả một vấn đề .
Các nhà hóa học làm gì khác ngoài nghiên cứu hóa học?
– Lang muir – người đề xuất lí thuyết hấp phụ hiện đại gắn cả cuộc đời với môn leo núi và trượt tuyết.
– Seaborg – người phát minh và nghiên cứu hàng loạt nguyên tố mới họ siêu urani là cầu thủ hookey kiệt suất.
– Nhà hóa học cao phân tử hàng đầu Ziegler say mê sưu tầm và nuôi cá vàng. Đồng nghiệp nổi tiếng của ông là Cargin là người câu cá thiện nghệ và sưu tầm tem lớn.
Chuyên gia hàng đầu về khí hiếm Aston lại là một nhà biểu diễn violonxen bậc thầy (đồng thời phát minh ra đồng vị phóng xạ).
– Meyer, Perkin Anbuzov đều là những nhạc công vĩ cầm tuyệt vời (đều có phản ứng mang tên mình).
– Ramsay – ông tổ của khí trơ cũng như Carothers – ông tổ của sợi tổng hợp là các cãi lẫy lừng.
– Borondin – nhà hoá học kiêm nhà soạn nhạc Nga lẫy lừng.
– Nhà hóa học đặt nền móng cho hoá lí Ostwald hằng năm đều có triển lãm tranh cá nhân.
– Còn Keluke ông tổ của hợp chất thơm lại có khiếu ngôn ngữ và hội hoạ.
Davy, Van’t Hoff nổi tiếng về thơ ca, ngôn ngữ. Haber là nhà viết kịch, Lomonosov kiêm cả sử học, ngôn ngữ, hoạ sĩ. Mendeleev gắn với nghề đóng vali cổ truyền.
Chàng phụ tá láu lỉnh
Nhà hóa học Đức nổi tiếng Tieldman có một quyển sổ tay, trong đó ông ta vừa nghĩ những số liệu nghiên cứu, những nhận định về vấn đề đang tìm tòi, vừa ghi những ý nghĩ sáng tạo vừa lóe lên trong đầu. Ông coi nó là vật bất li thân, đáng quý nhất trên đời. Chàng phụ ta của ông rất biết điều đó. Một hôm, chàng ngỏ ý cầu hôn với cô con gái xinh đẹp của ông. Ông từ chối gay gắt. Thế là…cuốn sổ tay của ông không cánh mà bay. Ông lồng lộn như phải bỏng và cũng đoán ngay ra thủ phạm. Con gái yêu hay cuốn sổ tay đây ?
Sáng hôm sau, nhà hóa học thân mật gọi chàng phụ ta của mình đến :
– Này, anh bạn, tôi bằng lòng gả con gái cho anh đấy. Nhưng anh phải cố đứng đắn lên, sống cho trung thực Ví dụ như : lấy quyển sổ tay của tôi phải trả ngay lập tức.
Chiêu bắt cóc “con tin” này coi bộ có hiệu quả ha !
Sự hiểu lầm thú vị
Nhà hóa học Mỹ nổi tiếng Robert S Mulliken (giải thưởng Nobel về hóa học năm 1966) có bà vợ tận tâm, hiền dịu nhưng không mấy hiểu biết về hóa học. Một lần, gia đình ông tổ chức chiêu đãi bạn bè nhân dịp sinh nhật, nhưng đến giờ hẹn khách khứa đã đến đông đủ, ông vẫn ở trong phòng thí nghiệm chưa về. Bà vợ ông gọi điện thoại cho ông, và sau đó nói với khách mời:
– Nhà tôi đang bận “giặt và là” tại phòng thí nghiệm, có gửi lời xin lỗi quý vị. Mời quý vị ngồi vào bàn tiệc.
Khách ăn uống vui vẻ, song không khỏi thắc mắc vì biết giáo sư Mulliken chẳng bao giờ bỏ phí thời giờ vào những việc lao động đơn giản. Hỏi ra thì mới biết vợ ông nghe lầm. Ông bao tin là mình đang bận “quan sát một ion” (to watch an ion) bà lại nghe thành “giặt và là” (to wash and iron) . Chẳng là hai nhóm từ này phát âm giống nhau.
Đời là một chuỗi “nếu như”
Sir Alexander Fleming, trong dịp nhận giải Nobel hóa học về phát minh ra penixilin (1945), được các nhà báo hỏi về thành công này, ông trả lời một cách nghiêm túc:
– Cuộc đời của tôi là một chuỗi “nếu như”. Từ nhỏ, tôi chỉ mong muốn lam một ông chủ trang trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi phải sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi vào Đại học Y Saint Mary Hospital, nếu như tôi không là một thanh niên giơi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thấy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra penixilin. Phát minh này, tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong không nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì penixilin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nobel.
H2N2