Vinachem triển khai nhiều dự án trọng điểm năm 2013

QUẢNG CÁO

Logo-VinachemĐể đạt mục tiêu trên, Vinachem đẩy mạnh các dự án trọng điểm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tập trung thực hiện các công trình trọng điểm như dự án cải tạo và mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy DAP số 2, dự án sản xuất lốp Radial, dự án sản xuất lốp toàn thép.

Tập đoàn khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cho 3 dự án khác gồm: Dự án muối mỏ Lào, dự án cải tạo mở rộng điều chỉnh công suất Nhà máy DAP Đình Vũ lên 660.000 tấn/năm, dự án nhà máy sản xuất H3PO4 công suất 250.000 tấn/năm.

Đồng thời trong năm nay Vinachem chuẩn bị cho các dự án quan trọng thuộc kế hoạch 2011-2015 như: Dự án thuốc kháng sinh bán tổng hợp 150 tấn/năm, dự án sản xuất NH3 với công suất 300 ngàn tấn/năm, dự án sản xuất soda 200.000 tấn/năm, dự án sản xuất Sunphát Amon 600.000 tấn/năm, dự án sản xuất NPK 500.000 tấn/năm, dự án khai thác chế biến ôxit titan 30.000 tấn/năm …

Năm 2013, tổng giá trị đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm của Vinachem là 6.806 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của Vinachem đạt 41.889 tỷ đồng, tăng 6,12% so với năm 2011. Trong đó, nhóm mặt hàng phân bón tăng 15,55%, chất tảy rửa tăng 18,67%, các nhóm sản phẩm khác tăng 8,92%…, hoá chất và khí công nghiệp đạt 98,63% kế hoạch, cao su đạt 99,31% kế hoạch.

Theo Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Đình Khang, nhóm mặt hàng phân bón dù gặp nhiều yếu tố không thuận lợi nhưng giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng cao 40% so với năm 2011, đạt 111,8 triệu USD tăng.

Năm 2013, Vinachem đặt kế hoạch phấn đấu giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp tăng 14,5%, doanh thu tăng 11,5% , lợi nhuân không thấp hơn 2012. Để đạt mục tiêu đặt ra, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013 tổ chức ngày 21/1, lãnh đạo Vinachem đã đề nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất phân bón để tăng cường công tác quản lý và phát triển lành mạnh thị trường phân bón, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ngoài ra, Vinachem kiến nghị giao cho Tập đoàn quản lý tập trung mỏ Apatit tại Lào Cai từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển, đến chế biến sâu đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên của Vinachem tham gia thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới, thị trường tiềm năng.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Chinhphu.vn

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *