Con đường thất thoát thuốc trừ sâu ra không khí

QUẢNG CÁO

thuoc_sau_bay_hoi(H2N2)-Khi độ ẩm đất tăng, lượng thuốc trừ sâu phát tán vào không khí thông qua sự bay hơi cũng tăng. Trong một nghiên cứu dài hạn, các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng sự bay hơi chắc chắn là nguyên nhân gây thất thoát nhiều thuốc diệt cỏ hơn thất thoát do dòng chảy nước mưa.  

Timothy Gish, nhà khoa học đất thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) và nhà khí tượng vi mô John Prueger đã tiến hành khảo sát, xem xét vận động của antrazin và metolachlor, hai loại thuốc diệt cỏ được dùng phổ biến trên cánh đồng ngô. Cả hai loại thuốc này đều được cho là tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. Sự ô nhiễm này chủ yếu được cho là diễn ra thông qua dòng chảy trên bề mặt.

Nhiều nhà khoa học tin rằng bay hơi không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nước vì atrazin và metolachtor có áp suất hơi thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã hoàn thành thí nghiệm quan sát sự bay hơi và thất thoát qua dòng chảy bề mặt của hai loại thuốc diệt cỏ trên phạm vi đồng ruộng trong nhiều năm.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trong 10 năm trên một ruộng thực nghiệm tại Beltsville, nơi được trang bị thiết bị cảm ứng di động và các thiết bị khác để quan sát khí tượng, ô nhiễm không khí, kết cấu đất, đặc điểm cây trồng và chất lượng nước ngầm. Việc lắp đặt này cho phép nhóm tiến hành nghiên cứu trên một vị trí khá đặc biệt, nơi chỉ khí hậu và kết cấu nước, đất thay đổi.

Prueger và Gish đã quan sát thấy khi độ ẩm không khí tăng, độ ẩm đất đã ảnh hưởng lớn tới việc atrazine và metolachlor dễ dàng bay hơi như thế nào. Đây là  một yếu tố quan trọng không được tính đến trong các mô hình bay hơi của thuốc trừ sâu. Khi đất khô và nhiệt độ không khí tăng, thuốc diệt cỏ không bay hơi, nhưng sự bay hơi này lại tăng đáng kể khi nhiệt độ tăng và đất ẩm.

Phát hiện lớn nhất của nghiên cứu là lượng thuốc diệt cỏ bay hơi còn lớn hơn nhiều lượng thuốc thất thoát do dòng chảy bề mặt. Tính trung bình hai loại thuốc diệt cỏ, lượng thất thoát qua hay bơi gấp 25 lần lượng thất thoát qua dòng chảy bề mặt.

Hoahocngaynay.com

Nguồn NASATI/ScienceDaily

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *