Về danh pháp tiếng Việt các hợp chất vô cơ

QUẢNG CÁO

Để phiên chuyển tên các hợp chất vô cơ, ngoài những quy tắc đã thống nhất khi phiên chuyển tên các nguyên tố hóa học, thêm một số quy tắc nữa về cách viết và cách đọc tên như sau:

1. Về viết công thức các hợp chất vô cơ

Phần dương của các hợp chất viết trước phần âm và số nguyên tử viết ở dưới ký hiệu.

Ví dụ: Na2S, NaCl, Na3PO4, H3PO4, NaOH…

2. Về đọc tên các hợp chất vô cơ

Phần nào viết trước đọc trước, phần nào viết sau đọc sau. Các hợp chất vô cơ có mấy loại sau:

I. Các oxit

a. Nếu nguyên tố có nhiều oxi hóa (hay hóa trị) bằng chữ số la mã đặt trong dấu ngoặc, nếu nguyên tố trong các hợp chất chỉ có một số oxi hóa (hay hóa trị) thì không cần, chỉ đọc tên nguyên tố + oxit.

b. Hoặc đọc số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng các tiền tố mono (một), di (hai), tri (ba), tetra (bốn), penta (năm)…. (thường khi có một nguyên tử thì không cần đọc tiền tố mono).

Ví dụ:

Na2O: natri oxit

Al2O3: nhôm oxit

MgO: magie oxit

Cu2O: đồng (I) oxit

CuO: đồng (II) oxit

FeO: sắt (II) oxit:

Fe2O3: sắt (III) oxit

N2O: đinitơ oxit hoặc nitơ (I) oxit

NO: nitơ oxit hoặc nitơ (II) oxit

N2O3: dinitơ trioxit hay nitơ (III) oxit

NO2: nitơ dioxit hay nitơ (IV) oxit

N2O5: dinitơ pentaoxit hay nitơ (V) oxit

c. Những oxit mà trong phân tử có dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit.

Ví dụ:

H2O2: hyđro peoxit

Na2O2: natri peoxit

CrO5: crom (VI) peoxit.

d. Ngoài ra còn một số rất ít oxit có tên gọi đặc biệt xuất phát từ lịch sử hay lấy tên một địa phương nào đó. Nhưng tên này không được gọi là thuật ngữ hóa học chính thức, mặc dù hay dùng.

Ví dụ: khí cacbonic (CO2)…

II. Các hyđroxit

Hyđroxit là hợp chất có công thức chung là M(OH)n. Tên hợp chất hyđroxit = Tên của phần dương (nếu phần dương là một kim loại có nhiều số oxi hóa (hay hóa trị) thì đọc thêm số oxi hóa (hay hóa trị) viết bằng chữ số Lamã đặt trang dấu ngoặc ngay sau tên nguyên tốt) + hyđroxit (tên của nhóm –OH).

Ví dụ:

NaOH: natri hyđroxit

Ba(OH)2: bari hyđroxit

Al(OH)3: nhôm hyđroxit

Zn(OH)2: kẽm hyđroxit

NH4OH: ammi hyđroxit

Fe(OH)2: sắt (II) hyđroxit

Cu(OH)2: đồng (II) hyđroxit

Fe(OH)3: sắt (III) hyđroxit

III. Các axit

1. Loại axit trong phân tử, hyđro là nguyên tố dương (cation), còn phần âm là anion axit không có oxi. Loại axit này được gọi là hyđroaxit, có công thức chung là HnXm.

Tên của hyđroaxit = Axit + tên của nguyên tố X + đuôi hyđric.

Ví dụ:

HCl: axit clohyđric

HF: axit fluohyđric

HBr: axit bromhyđric

HI: axit iothyđric

H2S: axit sunfuhyđric

HN3: axit nitơhyđric

HCN: axit xianhyđric…

2. Loại axit trong phần aion axit có chứa oxi được gọi là Oxiaxxit, có công thức chung là: HnXmOp.

Loại axit này cách đọc có phức tạp hơn, X có thể có nhiều số oxi hóa khác nhau.

+ Khi m = 1 (HnXOp)

a. Nếu X là nguyên tố từ nhóm III đến nhóm VI (cả nhóm A và B), có số oxi hóa cao nhất đúng bằng số thứ tự của nhóm thì:

khi X có số hóa trị cao nhất

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

Ví dụ:

H2C+43: axit cacbonic

H2Si4+O3: axit silicic

HN+5O3: axit nitric

H2S+5O4: axit sunfuaric

H3S5+O4: axit photphoric

+ Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa cao nhất 2 đơn vị thì:

Tên axit = Axit + Tên nguyên tố X + đuôi ơ

Ví dụ:

HN+3O2: axit nitrơ

H2S+4O3: axit sunfuarơ

H3P+3O3: axit photphorơ

b. Nếu X là nguyên tố thuộc nhóm VII (cả nhóm A và B) thì:

– Khi X có số oxi hóa là +6 (hay +5 khi nó không có số oxi hóa là +6) thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

Ví dụ:

H2Mn+6O4: axit manganic

HCl+5O3: axit cloric

– Khi X có số oxi hóa thấp hơn số ôxi hóa trên 2 đơn vị thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ơ

Ví dụ:

H2Mn+4O3: axit manganơ

HCl+3O2: axit clorơ

– Khi X có số hóa trị cao nhất, đúng bằng số thứ tự và nhóm (VII) thì thêm tiền tố Pe trước tên nguyên tố X + đuôi ic

Tên axit = axit + pe tên nguyên tố X + đuôi ic

Ví dụ:

HMn+7O4: axit pemanganic

HCl+7O4: axit pecloric

HI+7O4: axit peiodic

+ Khi m = 2, 3, 4… (HnXmOp)

Khi đọc ta thêm tiền tố di, tri, tetra… vào trước nguyên tố X còn thêm đuôi ic nếu X có số oxi hóa cao và ơ khi X có số oxi hóa thấp.

Ví dụ:

H4P2+5O7: axit diphotphoric

H2S2+6O7: axit disunfuric

H2S3+6O10: axit trisunfuric

H2B4+3O7: axit tetraboric

H2S2+4P5: axit disunfurơ

H2P4+3O7: axit tetraphotphorơ…

c. Một số trường hợp riêng

– Nếu trong phân tử axit có dây oxi (-O-O-) thì đọc thêm tiền tố peoxo trước tên nguyên tố X.

Ví dụ:

H2C+4O4: axit peoxo cacbonic

H3P+5O5: axit peoxo photphoric

H4P2+5O8: axit peoxo diphotphoric

H2S+6O5: axit peoxo sunfuric

H2S2+4O8: axit peoxo sunfuric

HN+5O4: axit peoxo nitric

HOO+3NO: axit peoxo nitrơ…

– Nếu trong phân tử oxi axit có một, hai hay ba nguyên tử S thay thế các nguyên tử O thì thêm tiền tố tio, ditio, tritio vào trước nguyên tố X.

Ví dụ:

H2S2O3: axit tio sunfuric

H3PO2S2: axit ditio photphoric

H3As2S3: axit tritio asenơ. (H3As2S3: axit asenơ)

– Nếu X trong phân tử oxi axit có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa của X trong axit có hậu tố là ơ thì ta thêm tiền tố hipo trước X.

Ví dụ:

HCl+3O2: axit clorơ thì HCl+1O: axit hipo clorơ

H3P+3O3: axit photphorơ thì H3P+1O2: axit hipo photphorơ

HN+3O2: axit nitrơ thì HN+10: axit hipo nitrơ.

Nếu trong nhiều phân tử oxit axit mà trong nguyên tố X có số oxi hóa giống nhau nhưng có số nhóm OH khác nhau thì:

+ Nếu trong phân tử có nhiều nhóm OH khác nhau thì khi đọc thêm tiền tố octo-

+ Nếu trong phân tử có ít nhóm OH thì khi đọc thêm tiền tố meta-

+ Nếu trong phân tử số OH trung bình khi đọc thêm tiền tố piro-

Ví dụ:

H3P+5O4: axit octophotphoric

H4P2+5O7: axit pirophotphoric

IV. Các muối

Muối là hợp chất, trong phân tử gồm hai phần: cation và anion.

Tên muối = tên cation + tên anion gốc axit.

1. Cation muối có thể là

a. Cation kim loại: đọc tên nguyên tử nguyên tử kim loại. Nếu kim loại có nhiều oxi hóa khác nhau thì thêm số Lamã chỉ hóa trị của kim loại đặt trong dấu ngoặc (nếu kim loại chỉ có một hóa trị thì không cần).

Ví dụ:

Na+ natri

Al3+ nhôm

Fe2+ sắt (II)

Cu+ đồng (I)

Hg22+ thủy ngân (I)

Ca2+ canxi

Zn2+ kẽm

Fe3+ sắt (III)

Cu2+ đồng (II)

Hg2+ thủy ngân (II)

Sn2+ thiếc (II)

Sn4+ thiếc (IV)

b. Cation muối gồm nhiều nguyên tử

Ví dụ:

BiO+: bitmutyl

VO+: vanadyl (III)

VO3+: vanadyl (V)

SO22+: sunfuryl (VI)

PS3+: tiophotphoryl (V)

UO22+: uranyl

VO2+: vanadyl (IV)

SO2+: tionyl sunfuryl (IV)

PO3+: photphoryl (V)

NH4+: amoni…

2. Anion muối thường là gốc axit

a. Nếu anion là gốc của hyđroaxit thì tên anion gốc axit được đọc: tên nguyên tố X (nếu gốc còn hyđro thì đọc hyđro rồi tên nguyên tố X) + đuôi ua (thay đuôi hyđric trong axit bằng đuôi ua, đối với những từ sau khi bỏ đuôi hidric mà còn là một nguyên tố âm O thì thêm r trước ua cho dễ đọc).

Ví dụ:

F:        Florua

I:         Iotua

CN:     Xianua

Cl:       Clorua

S2:      Sunfua

SCN:   Sunfuaxxianua

Br:       Bromua

HS:      Hyđrosunfua

b. Nếu anion là gốc của oxi axit thì:

Nếu trong axit có đuôi là ic thì gốc axit đổi ic thành at

Nếu trong axit có đuôi ơ thì đổi thành it

Ví dụ:

CO3: cacbonat

NO3: nitrat

PO43-: photphat

H2PO4: dihyđrophotphat

SO3: sunfit

H3PO3: chỉ là diaxit

H2PO4: hyđrophotphit

ClO2: clorit

NO4: penitrat

S2O82-: pedisunfat

ClO4: peclorat

HCO3: hyđrocacbonat

SO42-: sunfat

HPO43-: hyđrophotphat

S2O32-: tiosunfat

HSO3: hyđrosunfit

HPO32-: đọc là photphit

NO2: nitrit

CO42-: peoxocacbonat

SO52-: pesunfat

ClO: hipoclorit

3. Tên muối

Đọc tên phần canion trước sau đó đọc tên phần anion

NaCl: natri clorua

Ba(NO3)2: bari nitrat

Al2(SO4)3: nhôm sunfat

CuCl: đồng (I) clorua

CuCl2: đồng (II) clorua

BaS2O3: bari tiosunfat

FeSO4: sắt (II) sunfat

Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat

Ma3N2: magie nitrua

(NH4)2S2O8: amoni peoxodisunfat

Ca(H2PO4)2: canxi dihyđrophotphat

CaHPO4: canxi hyđrophotphat

Ca3(PO4)2: canxi photphat

CaC2O4: canxi oxalat…

SOCl2: tionyl clorua

SO2Cl2: sunfuryl clorua

POCl3: photphoryl clorua

PSCl3: tiophotphoryl clorua

Cu2(OH)2CO3: đồng (II) dihyđroxo cacbonat

BiOHCl2: bitmutyl hyđro clorua

4. Muối kép

Hỗn hợp của những muối có cùng một anion với nhiều cation khác nhau. Vì vậy, đọc tên các muối kép ta đọc tên các cation (nối với nhau bằng gạch ngang) và tên của anion gốc axit chung.

Ví dụ:

K2SO4.Al2(SO4)3: có thể viết KAl(SO4)2: kali nhôm sunfat

K2CO3.Na3CO3: có thể viết KNaCO3: kali natri cacbonat

KNaC4H4O6: kali natri tactrat

V. Các hợp chất phức (phức chất)

Cấu tạo của hợp chất phức cũng gồm 2 ion liên kết với nhau. Ion phức viết trong dấu móc và ion trái dấu viết ngoài dấu móc:

– Ion phức có thể âm hay dương được viết theo trật tự sau: nguyên tử trung tâm rồi đến phối tử (phối tử có thể là ion âm hay phân tử trung tính hoặc cả hai, viết trong dấu ngoặc, rồi đế số chỉ số phối tử).

– Ion trái dấu với ion phức là cation thì viết trước ion phức, nếu là anion thì viết sau.

Tên của phức chất = tên của cation nối tên của anion

Tên của ion phức được đọc theo trật tự: số phối tử + tên phối tử (nếu phối tử gồm hai loại cả anion và cả phân tử trung hòa, khi đó đọc số phối tử + tên phôi tử là anion rồi đọc số phôi tử + tên phối tử và phối tử trung hòa) sau đó mới đọc tên của nguyên tố trung tâm có kèm theo số oxi hoá của nó.

a. Cách đọc tên số phối tử: dùng các tiền tố di, tri, tetra, phita, hexa, hepta, octa… để chỉ các số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8… nếu phối tử có tên viết dài và trong phối tử đã có sẵn các chữ di, tri, tetra… rồi thì viết phối tử đó trong ngoặc đơn rồi dùng các tiền tố đặt trước dấu ngoặc đơn để chỉ số lượng phối tử, các tiền tố lúc này dùng bis, tris, tetrakis, pentakis, hexakis…. để chỉ các số 2, 3, 4, 5, 6….

b. Cách đọc tên phối tử:

– Nếu phối tử là phân tử trung hòa thì đọc tên phân tử đó

Ví dụ:

C6H5N: piridin

CH3NH2: metylamin

NH2-(NH2)2-NH2: etylen diamin..

Lưu ý: một số phân tử có tên riêng và thường dùng đó là:

H2O – aqua

NH3 – ammin

CO – cacbonyl

NO –  nitro zyl

– Nếu phối tử là anion thì đọc tên của anion đó + đuôi o.

Ví dụ

F: fluoro                       Cl: cloro                      Br: bromo

I: Iodo OH: hyđroxo               SO42-: sunfato

CO32-: cacbonato          NO2: nitrito                  NO3: nitrato

CN: xiano                    SCN: tioxiano              O2-: oxo

O22-: peoxo                   S2: sunfo hay tio           S2O32-: tiosunfato

C2O42-: oxalato SO32-: sunfito

c. Cách đọc tên nguyên tử trung tâm. Có 2 trường hợp khi ion phức là cation hay anion.

Nếu ion phức là cation thì nguyên tử trung tâm được đọc như sau: đọc tên nguyên tố trung tâm và số La mã đặt trong dấu ngoặc để chỉ số oxi hóa của nó.

Ví dụ:

[Co(NH3)6]Cl3 hexammin coban (III) clorua

[Co(NH3)6]3+ cation hexammin coban (III)

[Co(NH3)5]Cl2 cloro – pentammin coban (III) clorua

[CoCl(NH3)5]2+ cation cloro – pentammin coban (III)

[Cr(NH3)6]Cl2 hexammin crom (II) clorua

[CoCl(H2O)5]Cl2 cloro – pentaqua coban (III) clorua

[Cu(NH2-CH2-CH2-NH2)2]SO4 bis (etilendiamin) đồng (II) sunfat

– Nếu ion phức là anion thì nguyên tử trung tâm được đọc như sau: đọc tên nguyên tố trung tâm thêm hậu tố at và số La mã đặt trong dấu ngoặc để chỉ số oxi hóa của nguyên tố.

Ví dụ

Na2[Pt(C2O4)3]            natri trioxalato platinat (IV)

K4[Fe(CN)6]                kali hexaxiano ferret (II)

K3[Fe(CN)6]                kali hexaxiano ferret (III)

H[AuCl4]                      axit tetracloro vàng (III)

Lưu ý: Nếu phức không phải là ion mà là trung tính (trung hòa) thì loai phức này được đọc như sau: đọc tên phối tử có tiền tố chỉ số phối tử, rồi tên nguyên tố trung tâm có kèm theo số oxi hóa (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc).

Ví dụ:

[PtCl2(NH3)2]   dicloro diammin platin (II)

[Co(NO2)3(NH3)3]       trinitro triammin coban (III)

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Trần Tứ Hiếu-Tạp chí Hóa học & Ứng dụng

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *