Đặt tên hai nguyên tố siêu nặng mới nhất

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Các nhà khoa học Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna đề xuất đặt tên cho các nguyên tố  hoá học mới nhất  trong bảng tuần hoàn Mendeleev do họ tìm ra.

Cuối tháng trước, Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna (Liên bang Nga) kỷ niệm lần sinh nhật thứ 55 của mình. Hồi đó (26/3/1956), viện được thành lập với sự đồng thuận của 11 nước thành viên, nhưng hiện nay đóng góp cho ngân sách của Viện đã lên tới 18 quốc gia. Trong 55 năm tồn tại, viện đã có hàng loạt phát minh tầm cỡ trong việc nghiên cứu cấu tạo vật chất. Một trong những thành tựu đáng kể là tại đây đã tổng hợp thành công 6 nguyên tố mới, kéo dài thêm bảng tuần hoàn Mendeleev.

Đó là những nguyên tố siêu nặng không có trong thiên nhiên được tổng hợp trong Phòng Thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân mang tên G.N.Flerov, dưới sự chỉ đạo của viện sĩ Iuri Oganesian. Chính tại nơi đây người ta đã khẳng định giả thuyết về sự tồn tại của “đảo bền” – một loạt các nguyên tố “sống” lâu hơn nhiều so với những nguyên tố đứng trước chúng trong bảng tuần hoàn, vốn chỉ tồn tại trong một vài phần nhỏ của giây. Ví dụ như nguyên tố 114 do viện tổng hợp được có chu kỳ bán rã lên tới 30 giây dù là một nguyên tố rất nặng.

Các nhà khoa học công tác tại viện hy vọng vào mùa thu năm nay sẽ được IUPAC công nhận quyền phát minh ra các nguyên tố 114 và 116. Sau đó, các nhà vật lý Nga được trao quyền đặt tên cho hai nguyên tố này.

Theo thông báo của viện sĩ Mikhain Itkis, quyền viện trưởng thì viện đã đề nghị đặt tên cho nguyên tố 114 là Flerovium để vinh danh nhà bác học Georgi Flerov, nguyên Giám đốc Phòng Thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân, và nguyên tố 116 là Moscovium không phải để vinh danh thủ đô Matxcơva, mà là Vùng Matxcơva, nơi có Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna.  

Nhà vật lý hạt nhân Liên xô Georgii Flerov cùng với Constantin Petrak đã phát minh ra hiện tượng vật lý nổi tiếng – Quá trình phân hạch tự phát hạt nhân uran và cũng chính Flerov từ năm 1942 là người đầu tiên viết thư cho Josif Stalin, đề xuất về khả năng và sự cần thiết phải chế tạo vũ khí nguyên tử để tạo thế cân bằng trên thế giới.

Tuấn Hà (Theo Izvestia.ru)

Nguồn Vietnamnet

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *