Kỹ thuật ủ chua một số phụ phẩm từ công – nông nghiệp

QUẢNG CÁO

vi_sinhHằng năm, các nhà máy chế biến dứa hộp xuất khẩu thải ra một lượng lớn phế phụ phẩm. Đó là vỏ cứng bên ngoài vỏ dứa, lõi quả dứa, những mảnh vụn và bã dứa sau khi ép lấy dịch để chế biến nước dứa. Có thể ủ chua các phụ phẩm này để nuôi gia súc nhai lại. 

1. Ủ chua thân lá lạc:

Lạc là cây họ đậu, giàu protein. Thân lá lạc là nguồn phụ phẩm lớn (ước tính hiện nay mỗi năm nước ta có khoảng 1,5 – 2 triệu tấn thân lá lạc tươi), có giá trị nhưng vẫn chưa được tận dụng tốt trong chăn nuôi gia súc. Nguyên nhân là do lúc thu hoạch lá lạc còn xanh, khó bảo quản, dễ bị thối hỏng do chứa nhiều protein và bột đường. Mặt khác, mùa thu hoạch lạc lại là mùa mưa, ẩm thấp nên thân lá lạc dễ bị nấm mốc.

Có thể dự trữ thân lá lạc bằng phương pháp ủ chua yếm khí với nguyên tắc nhanh gọn, nén chặt và tránh nước. Cách làm cụ thể như sau:

– Băm, thái thân lá lạc thành những mẩu nhỏ từ 2 – 4 cm. Việc băm, thái tiến hành ngay sau khi thu hoạch và làm càng nhanh càng tốt (tối đa trong 3 ngày).

– Bổ sung một số chất theo tỉ lệ: 100 kg thân lá lạc băm nhỏ + 7 kg bột ngô hoặc bột sắn, hoặc cám gạo + 0,5 kg muối ăn.

– Một hố có dung tích 1,5 m3 có thể ủ được 800 – 900 kg thân lá lạc.

– Đổ lần luợt từng lớp thân lá lạc vào hố ủ, mỗi lớp dày từ 15 – 20 cm. Cứ mỗi lớp lại rắc phần bột ngô (hoặc cám, bột sắn) và muối ăn vào giậm nén thật chặt. Làm như vậy đến khi đầy hố và đóng hố lại (phủ rơm hoặc lá chuối khô rồi lấp đất lên trên). Công việc chất thành hố ủ tiến hành trong cùng một ngày.

– Sau 2 tháng ủ có thể lấy thân lá lạc cho gia súc ăn trong 4 đến 5 tháng, sau mỗi lần lấy ra cần che đậy hố cẩn thận. Cho gia súc ăn thân lá lạc tự do, không hạn chế khối lượng.

2. Ủ chua bã dứa:

Hằng năm, các nhà máy chế biến dứa hộp xuất khẩu thải ra một lượng lớn phế phụ phẩm. Đó là vỏ cứng bên ngoài vỏ dứa, lõi quả dứa, những mảnh vụn và bã dứa sau khi ép lấy dịch để chế biến nước dứa. Có thể ủ chua các phụ phẩm này để nuôi gia súc nhai lại. Cách ủ như sau:

– Trộn đều muối ăn với bã dứa theo tỉ lệ 0,5 kg muối/100 kg bã dứa. Chất bã dứa vào hố ủ hay tốt nhất là dùng các túi chất dẻo và nén chặt lại. Sau đó bịt kín miệng túi để bảo đảm môi trường yếm khí. Ưu điểm của biện pháp ủ trong túi chất dẻo là có thể giữ được chất lượng tới 4 tháng, dứa không bị thối và rất thuận tiện cho việc sử dụng.

– Có thể cho một con trâu bò ăn khoảng 10 kg bã dứa ủ chua/ngày.

3. Ủ rơm với ure:

– Tỉ lệ: Cứ 1.000kg rơm khô ủ với 40 kg ure pha trong 800 – 1.000 lít nước.

– Hố ủ: Xây hố ủ kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng, dung tích tùy theo lượng rơm cần ủ.

– Cách ủ:

+ Pha ure vào nước theo tỉ lệ trên, khuấy đều cho ure tan hết;

+ Trải rơm theo các lớp dày 20 cm, cứ sau mỗi lớp dùng một bình ô-doa tưới nước ure sao cho thấm đều rơm;

+ Lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân giậm nén cho chặt;

+ Cuối cùng dùng một tấm nilon phủ lên miệng hố sao cho kín để nước mưa không lọt vào và khí amoniắc không bay ra.

– Sử dụng: Sau 7 – 10 ngày có thể lấy rơm ủ cho gia súc ăn với lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố.

Thời gian đầu có thể gia súc không quen ăn, cần tập cho gia súc ăn rơm vẩy với nước, sau đó cho ăn một ít rơm ủ với ure, rồi tăng dần số lượng./.

Phùng Quốc Quảng

Nguồn Thông tin Khoa học Công nghệ Bắc Ninh

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận