Nhiệm vụ cơ bản của dạy học hóa học

QUẢNG CÁO

Thi_nghiem_Hoa_hocThông qua con đường trí dục mà giúp phát triển năng lực nhận thứcmột cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức

1. Nhiệm vụ trí dục phổ thông, kĩ thuật tổng hợp.

Chương trình Hóa học phổ thông cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức PT cơ bản thiết thực về Hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng thực hành Hóa học cơ bản nhất.

a. Nhiệm vụ trí dục của bộ môn Hóa học ở bậc THCS.

–         Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên về Hóa học bao gồm những khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết, một số chất Hóa học quan trọng.

–         Hình thành một số kĩ năng thao tác với chất Hóa học, với thiết bị Hóa học dơn giản. Biết quan sát và giải thích một số hiện tượng Hóa học trong tự nhiên. Biết giải bài toán Hóa học theo công thức và phương trình Hóa học. Có thói quen học tập và làm việc khoa học.

–         Cung cấp một số kiến thức và kĩ năng cơ sở của môn Hóa học ở trường THCS bao gồm 3 thành phần chủ yếu:

+ Những khái niệm, định luật, lí thuyết mởbđầu của Hóa học: mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, nguyên tố Hóa học, phân tử, đơn chất, hợp chất,phản ứng Hóa học, công thức Hóa học, phương trình Hóa học, mol, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng ….

+ Những kiến thức về oxi, hiđro, một số kim loại, phi kim và các loại hợp chất vô cơ: oxit, bazơ, axit, muối

+ Kiến thức về một số hợp chất hữu cơ phổ biến và quan trọng nhất.

Chương trình Hóa học ở trường THCS trang bị cho học sinh những kiến thức Hóa học phổ thông thiết thực quan trọng nhất làm cơ sở cho việc xây dựng thế giới quan khoa học, cho việc chuẩn bị để học sinh bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên THPT.

Người giáo viên Hóa học trường THCS cũng cần hiểu rõ nhiệm vụ cơ bản của bộ môn Hóa học bậc THPT để kết hợp khi thực hiện nhiệm vụ của bộ môn ở bậc THCS ngay cả khi bậc THCS và bậc THPT còn là hai cấp học riêng biệt.

b. Nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Hóa học ở trường THPT.

–         Trang bị cho học sinh những cơ sở khoa học của Hóa học ở mức độ cần thiết để họ có thể đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên bậc Đai học hoặc các trường chuyên nghiệp.

–         Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu Hóa học (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cách suy luận từ hiện tượng quan sát đi đến bản chất của đối tượng nghiên cứu ….)

–         Hình thành cho học sinh một số kĩ năng: thao tác với các chất Hóa học và dụng cụ thí nghiệm đơn giản; quan sát và giải thích một số hiện tượng Hóa học; biết giải các loại bài toán điển hình theo chương trình.

–         Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ thuật tổng hợp về Hóa học.

–         Góp phần hình thành cho học sinh những quan điểm thế giới quan khoa học, đạo đức và tình cảm của người lao động mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh.

Nhiệm vụ này đòi hỏi rèn luyện cho họ những năng lực nhận thức và năng lực hành động:

– Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học.

– Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học (phân tích, tổng hợp, sơ sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa…..) và các hình thức tư duy (phán đoán, suy lí quy nạp và diễn dịch….). Phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng.

– Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.

– Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếuđối với bộ môn.

3. Nhiệm vụ giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức này bao gồm hai nội dung chính sau đây:

– Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, thông qua việc làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học và những qui luật tổng quát của phép biện chứng: thế giới là vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, vật chất có trước và ý thức có sau, khả năng nhận thức được thế giới ; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủđịnh.

– Giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân: lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu lao động, tinh thần quốc tế, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

4. Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ.

Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Thông qua con đường trí dục mà giúp phát triển năng lực nhận thức một cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức. Đức dục là kết quả tất yếu của sự hiểu biết.

Nguồn Giaoducvietnam

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *