Những điều cần biết về Vitamin B12

QUẢNG CÁO

vitamin_B12

(Hóa học ngày nay-H2N2)-Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, được tạo thành bởi phức của Cobalt với các nhóm amin, là  vitamin tan trong nước, là một trong 8 vitamin nhóm B. Vitamin B12 là một trong những nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, thiếu hụt vi chất này có thể cản trở sự trưởng thành của các hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu trong khoảng 60% các trường hợp. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường là thiếu máu hồng cầu to, nhưng ở người cao tuổi, kích thước hồng cầu có thể bình thường hoặc nhỏ. Thiếu vitamin B12 được chẩn đoán khi nồng độ cobalamin huyết thanh thấp hơn 258 pmol/l.

>>> Vitamin B làm chậm bệnh Alzeimer

Kết quả điều tra của các nhà khoa học Thụy Điển và Phần Lan cho thấy những người cao tuổi nếu thiếu vitamin B12 thì sẽ tăng nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer.

Theo Nhật báo Thụy Điển số ra hôm 19/10, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Karolinska (Thụy Điển), Đại học Đông Phần Lan và Viện nghiên cứu sức khỏe Phần Lan đã tiến hành điều tra 270 người già trong thời gian tám năm. Kết quả phát hiện những đối tượng có hàm lượng vitamin B12 trong máu tương đối cao ít bị nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn nhiều so với những đối tượng có hàm lượng vitamin B12 thấp.
cobalamin-vitamin_B12Kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc thiếu vitamin B12, mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh Alzheimer nhưng là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.

Trước đó, giới khoa học quốc tế cũng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa vitamin B12 và bệnh Alzheimer, tuy nhiên đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn với thời gian dài ngày.

Theo thống kê của Cơ quan y tế Thụy Điển, trong số người già ở nước này có từ 5-10% mắc bệnh thiếu vitamin B12. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng hấp thu vitamin B12 ở người già giảm dần theo tuổi tác.

Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy lò vi sóng phá hoại rất lớn lượng vitamin trong thức ăn. Trong quá trình quay thức ăn trong lò vi sóng có đến hơn 1/3 lượng vitamin B12 trong thức ăn bị phá hủy.

Việc bổ sung vitamin B12 có thể được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm truyền nhưng đường tiêm truyền có hiệu quả ổn định hơn ở người cao tuổi vì sự hấp thu vitamin B12 qua đường uống ở nhóm tuổi này thường bị giảm sút. Liều dùng tiêm bắp là 1.000mg/ngày trong 7 ngày đầu, một tuần một lần trong một tháng sau đó và duy trì mỗi tháng một lần liên tục trong nhiều tháng. Liều uống là 1.000 – 2.000g vitamin B12 hằng ngày cho đến khi nồng độ vitamin B12 về bình thường, sau đó duy trì liên tục 500-1.000g/ngày. Nếu vitamin B12 được hấp thu tốt ở đường tiêu hoá, việc bổ sung B12 bằng đường uống có hiệu quả tương đương với đường tiêm lại dễ sử dụng và ít gây đau hơn. Đáp ứng điều trị thường xảy ra sau khoảng một tuần với biểu hiện sớm nhất là sự tăng số lượng hồng cầu lưới trong máu ngoại vi.

Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí y học quốc tế Thần kinh bệnh học số ra mới nhất./.

Nguồn Hoahocngaynay.com

 

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *