Phtalat:chất được tìm thấy trong kẹo mút là gì?

QUẢNG CÁO

Dibutyl_phthalate_3D(Hóa học ngày nay-H2N2) Ngay hôm nay, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu tất cả các địa phương tiến hành thu hồi khẩn sản phẩm kẹo phát quang. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia cho biết, trong thân kẹo phát sáng có 2 chất là dung môi phtalate  kết hợp với poly-aromatic hydrocacbon (PAH). Khi hai chất này trộn vào nhau có thêm hiện tượng oxy hóa, tạo ra năng lượng phát sáng trên thân cây kẹo.

Để tìm hiểu rõ thêm bản chất của hai loại chất này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một số tính chất của chúng.

Phtalat là chất gì?

Dẫn chất phtalat là một nhóm chất hữu cơ có cấu tạo gần giống nhau: DEHP (diethylhexylphtalat), PCB (polichlorinatbiphenyl), DEP (diethylphtalat), DBP (dibutylphtalat), BzBP (benzylbutylphtalat).

Chúng có nhiều trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong đời sống. Trong y tế (thuốc DEP dây truyền dịch, ống thông tiểu, súc dạ dày…), trong thực phẩm (các loại bao bì: can, chai, túi bao gói), trong giải trí (các loại đồ chơi trẻ em), trong mỹ phẩm (có trong hầu hết các thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, nước hoa, kem dưỡng da, phấn, son môi, keo xịt), trong đồ gia dụng (loại lớn như các loại cửa kéo, cửa gấp. Loại nhỏ như bát đũa, rổ rá, làn, túi xách, đầu vú, bình sữa), trong sản xuất công nghiệp (dùng làm chất hóa dẻo, kết dính, sát khuẩn, làm dung môi). Ta quen gọi các sản phẩm chứa dẫn chất phtalat là “chất dẻo”, “chất nhựa”, “nilon”.

Những độc tính đã được phát hiện

Đường xâm nhập: Đường qua da (khi bôi thuốc, mỹ phẩm), đường uống (phtalat trong bao bì chứa thực phẩm bị thôi ra như can đựng nước mắm, rượu trong các can, chai nhựa, bát nhựa, đầu vú cho trẻ ngậm trong bình sữa, đồ chơi làm bằng chất dẻo, liếm son môi). Đường hít thở: Nhà có nhiều vật liệu làm bằng phtalat, các sản phẩm dùng phtalat làm chất hóa dẻo kết dính hay dung môi hòa tan, khi nhiệt độ cao sẽ bốc mùi, thâm nhập vào đường hô hấp.

Khá nguy hiểm là các hãng sản xuất đã đưa phtalat vào rất nhiều loại mỹ phẩm: Năm 2007, Hãng Health Whthout Harm, khi nghiên cứu thành phần của 72 loại mỹ phẩm (bao gồm sơn móng chân, móng tay, thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc) cho biết: “Tất cả chúng đều có chứa phtalat nhưng chỉ có 6 loại ghi tên chất này trên nhãn!”. Trước đó, (năm 2007) Trung tâm quốc gia về sức khỏe và môi trường Mỹ cũng cho biết: Qua kiểm tra gần 300 nữ khách hàng quen của các hãng mỹ phẩm, thấy trong cơ thể của họ có tới 7 đồng phân của phtalat với mức cao gấp 100 lần mức cho phép. Đối với những người thường xuyên xức nước hoa, sơn móng tay, dùng thuốc bôi láng tóc, lượng phtalat có trong máu cao gấp 70 lần so với người bình thường.

Một số dẫn chất phtalat thông dụng

phtalat2

Các tác hại

– Xáo trộn nội tiết: Các nghiên cứu, điều tra dịch tễ học tại Mỹ cho biết: các chất BzBP (benzylbutylphtalat), DBP (dibutyphtalat), tác động như một hormon làm nữ hóa. Chuột có thai, khi cho dùng các chất này, thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra sẽ bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản tinh trùng bị sút kém. Trẻ em bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi đến 3 năm.

– Gây ung thư: Trung tâm nghiên cứu Ung thư quốc gia Mỹ cho biết: Phtalat gắn kết với các tế bào, tổ chức gây ung thư. Ví dụ: Chất PCB (polichlorinatbiphenyl), khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất careinogen, một tác nhân gây ung thư. Chất DHEP (diethylhexylphtalat) gây ung thư gan ở chuột.

– Gây các bệnh khác: Các dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không có lợi đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh, dẫn đến bệnh Parkinson.

Cách ngăn chặn

– Cấm hoặc cho dùng hạn chế một số phtalat: Nghị viên châu Âu không cho phép dùng DBP (dibutylphtalat) và DEHP (diethylhexylphtalat) trong mỹ phẩm, cấm lưu hành các đồ chơi trẻ em làm bằng nhựa dẻo (PVC) hoặc một phần nhựa dẻo PVC có chứa hơn 0,1% một hay nhiều chất phtalat như DINP, DEHP, DNOP, DIDP (tính theo khối lượng) và quy định hàm lượng chất phtalat thôi ra từ bao bì thực phẩm chỉ được dưới 10mg/dm2 diện tích bao bì; tối đa chỉ được 60mg/kg thực phẩm (trong bao bì có dung tích 0,5-10 lít hay dung tích không xác định được). Nước ta có áp dụng một số chuẩn trên nhưng chỉ quy định chất thôi ra là DEP (diethyphtalat) chứ không bao gồm nhiều chất như Nghị viện châu Âu. Do sự không thống nhất quản lý trong các nước, trong khi ta lại tiêu dùng hàng của nhiều nước nên việc nhiễm phtalat là khó tránh khỏi.

– Khuyến cáo dùng cẩn thận các sản phẩm chứa phtalat. Chẳng hạn: không chứa, không chế biến thức ăn nóng (đựng canh, chế phở, chế mì ăn liền, sấy nóng các thức ăn) trong bát nhựa mà thay bằng bát sứ; không ngâm rượu thuốc, chế biến nước mắm dài ngày trong thùng, can, chai nhựa mà thay bằng các loại làm bằng đất nung, thủy tinh. Nhiệt độ và thời gian tiếp xúc là yếu tố quan trọng để phtalat thôi ra thực phẩm, nên những chú ý này tuy đơn giản nhưng thực hiện đúng sẽ rất có lợi.

– Thay thế dần các sản phẩm chứa phtalat: Chẳng hạn: Khi đi chợ có thể dùng lá chuối, lá dong, giấy làm bao gói (một số nước hiện nay đã làm), đựng mì ăn liền pha được ngay trong bát bằng giấy, khuyến khích dùng các vật liệu cổ truyền (dùng thìa đĩa bằng kim loại, bằng sứ; dùng đũa ăn, rổ rá bằng tre). Dùng các sản phẩm thay thế phtalat cũng có khi không đẹp, không tiện bằng, nhưng có khi rất dễ kiếm, lại có những nét độc đáo, không phải nơi nào cũng có thể có (như rổ rá, đũa tre). Vấn đề là cần thay đổi một tập quán mới để quay lại một tập quán cũ vốn tốt lành nhưng vô tình bị mai một.

Mới xuất hiện cách đây khoảng 50 năm, sản phẩm đi từ phtalat ngay từ thập niên 80 thế kỷ trước đã phát triển rất mạnh, ngày nay xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực, trở thành thói quen tiêu dùng, khó có thể từ bỏ. Làm cho người dân biết rõ độc hại, có cách phòng tránh đòi hỏi phải có nhiều phương pháp thích hơp và mất nhiều thời gian.

 

Tham khảo thêm

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *