Sữa Trung Quốc nghèo đạm nhất thế giới

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Mức tiêu chuẩn an toàn sữa mới được công bố tại Trung Quốc đang làm dấy lên những phản ứng gay gắt từ phía dư luận về chất lượng của loại sản phẩm dinh dưỡng này.

Hàng loạt những nghi vấn được đặt ra về tính chính xác và độ minh bạch của chuẩn chất lượng của Bộ Y tế nước này, đặc biệt là sau khi Chủ tịch Hiệp hội ngành sữa Quảng Châu, ông Vương Đinh Miêu gay gắt nhận định: “Đây là tiêu chuẩn sữa thấp nhất thế giới, sự xấu hổ của ngành sữa toàn cầu”. Vậy, vì sao Trung Quốc lại công bố mức tiêu chuẩn khác xa với chuẩn quốc tế? Vì sao chất lượng sữa Trung Quốc ngày càng tụt dốc không phanh? Đâu là nguyên nhân thực sự khiến loại sản phẩm vốn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng này đang trở thành nỗi khiếp sợ của người tiêu dùng Trung Quốc?

Tiêu chuẩn sữa Trung Quốc kém xa quốc tế

Theo tiêu chuẩn an toàn sữa mới công bố tại Trung Quốc, hàm lượng protein từ 2,95% năm 1986 giảm xuống chỉ còn 2,8%, số lượng vi khuẩn cho phép tăng từ 500 nghìn/ml sữa năm 2003 lên một triệu mỗi ml sữa. Nếu làm phép so sánh với các quốc gia trên thế giới, có thể thấy sự chênh lệch khá lớn trong tiêu chuẩn an toàn này. Hàm lượng protein trong sản phẩm sữa của Sudan, New Zealand… đều từ 3,0% trở lên, trong khi đó, số lượng vi khuẩn cho phép trong sản phẩm sữa của Mỹ hoặc liên minh châu Âu là một triệu mỗi ml sữa.

 

Những vụ bê bối liên quan tới chất lượng sữa thời gian qua luôn khiến các cơ quan chức năng Trung Quốc đau đầu? Ảnh: Chinanews.

Ông Vương Đinh Miêu, Chủ tịch Hiệp hội ngành sữa Quảng Châu tại diễn đàn phát triển sữa tiệt trùng miền Nam: “Đây quả là tiêu chuẩn sữa thấp nhất thế giới, là sự xấu hổ của ngành sữa toàn cầu. Tiêu chuẩn này kém xa so với tiêu chuẩn thế giới, như một số sản phẩm sữa của Trung Quốc xuất sang nước ngoài bị trả lại chỉ còn cách tiêu thụ trong nước”.

Trục trặc từ khâu chăn nuôi

Sữa chua tại một siêu thị ở Nam Kinh, Trung Quốc có nhiều chất phụ gia (Ảnh minh hoạ: Chinanews)

Xem thêm tại: http://hongchuyen.com/Chuan-chat-luong-sua-Trung-Quoc-thap-nhat-the-gioi/2333812
Hóng Chuyện – “toàn chuyện cả huyện kháo nhau”

Sữa chua tại một siêu thị ở Nam Kinh, Trung Quốc chứa nhiều chất phụ gia. Ảnh: Chinanews.

Hàng loạt những hành vi thiếu đạo đức trong khâu chế biến sữa như cho thêm chất phụ gia độc hại vào sản phẩm, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của người tiêu dùng Trung Quốc. Sự việc 251 học sinh trường tiểu học tỉnh Sơn Tây bị ngộ độc tập thể sau khi uống sữa do chi nhánh của hãng Mengniu cung cấp xảy ra vào tháng 4 vừa qua châm ngòi cho những vụ bê bối kéo dài về chất lượng kém cỏi của loại sản phẩm này trên thị trường Trung Quốc. Mới đây nhất,  giới chức tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) lại tuyên bố phát hiện sữa đậu nành chứa phụ gia độc hại tại một số cửa hàng thực phẩm. Mỗi kg bột “tinh bột đậu nành” với giá 50 NDT gồm hỗn hợp đường glucose, ethyl vanillin, ethyl maltol, chất tạo mùi… hòa cùng với nước trắng nhà sản xuất cho ra 150 lít sữa đậu nành.

Sữa đậu nành pha chế kiểu “tạp nham” này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như đau đầu, buồn nôn, khó thở, nếu dùng liều lượng cao và liên tục gây ra những tổn thương về gan, thận…

Bất cập trong chính sách quản lý

Kể từ sau cải cách mở cửa, đặc biệt là gần chục năm trở lại đây, Chính quyền tại nhiều địa phương luôn duy trì phương châm: “Ổn định các đơn vị chăn nuôi quốc doanh, nỗ lực phát triển mô hình chăn nuôi cá thể”. Trong đó, những chính sách ưu tiên nhân rộng mô hình chăn nuôi cá thể theo hướng chuyên nghiệp được áp dụng rộng rãi, dẫn tới việc hình thành hệ thống các thôn chuyên chăn nuôi bò sữa. Mô hình này tuy phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của người nông dân, song mặt trái cũng khó lường. Hàng loạt những vấn đề phát sinh trong khâu chăn nuôi theo hướng cá thể hóa đang khiến các ban ngành chức năng Trung Quốc đau đầu. Điển hình là chất lượng bò tại Hắc Long Giang giảm sút do giá nguyên liệu chăn nuôi tăng vọt, khiến người nông dân có tâm lý chán nản, thất vọng. Nhiều chuyên gia đánh giá, tiêu chuẩn an toàn sữa mới được công bố với hàm lượng protein từ 2,95% năm 1986 giảm xuống chỉ còn 2,8% càng tạo cơ hội cho các hộ chăn nuôi làm ăn gian dối.  

Nhập nhèm tính chính xác của tiêu chuẩn mới

Nhiều ý kiến nghi hoặc các doanh nghiệp chế biến sữa có tên tuổi trên thị trường Trung Quốc đã “nhúng tay” vào quá trình hạ thấp tiêu chuẩn này, vì một số chi nhánh của họ không đáp ứng nổi chuẩn quốc tế.

Trong khi đó, Hiệp hội ngành sữa Trung Quốc và Hiệp hội công nghiệp chế biến sữa Trung Quốc – hai cơ quan hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa quốc gia cũng chưa có câu trả lời chính thức chuẩn chất lượng sữa mới căn cứ cụ thể theo những hạng mục nào. Ông Vương Trúc Thiên, trưởng đoàn chuyên gia sửa đổi tiêu chuẩn an toàn sữa của Bộ Y tế chỉ khẳng định: “Tiêu chuẩn này được đưa ra sau khi cân nhắc và điều chỉnh lợi ích của các bên”.

Còn Chủ tịch Hiệp hội sữa Nội Mông Cổ Ná Đạt Mộc Đức cho rằng: “Thực trạng sữa của Trung Quốc phụ thuộc vào tình hình trong nước. 72% sữa là do hộ chăn nuôi cá thể cung cấp. Một số vùng sản xuất sữa ở phía Bắc, hàm lượng protein sẽ không đạt tới 2,95%. Vì thế nếu căn cứ theo tiêu chuẩn trước đây thì số sữa này sẽ phải tiêu hủy. Do vậy, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quyết định tăng số lượng vi khuẩn cho phép trong một ml sữa lên mức 1 triệu là vì cân nhắc lợi ích của những hộ chăn nuôi bò sữa”.

Ý kiến của chuyên gia và đại diện các tổ chức, Hiệp hội đều cho thấy, chuẩn chất lượng sữa do Bộ Y tế Trung Quốc đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích của hộ chăn nuôi, của doanh nghiệp. Nhưng lợi ích của người tiêu dùng – những người trực tiếp sử dụng sản phẩm thì còn bỏ ngỏ. Chính yếu tố “nhập nhèm”, mơ hồ này đang làm bùng lên làn sóng phản ứng gay gắt của dư luận với mức chuẩn mới này.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Đất Việt

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *