Ozon làm giảm tình trạng hỏng rau, quả do nấm

QUẢNG CÁO

ozon(H2N2)-Tất cả chúng ta đều vứt bỏ hoa quả hoặc rau vì chúng bị hỏng. Nhiễm nấm là nguyên nhân phổ biến nhất làm thối rữa thực phẩm tươi ngon với ước tính 30% hoa quả và rau được thu hoạch là nạn nhân của nó. Các giải pháp đối phó hiện nay bao gồm sử dụng thuốc diệt nấm tổng hợp và xử lý vệ sinh trước khi đóng gói liên quan tới việc dùng clo hoặc brom. Hiện nay, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle ở Anh đã khám phá ra rằng xử lý sản phẩm bằng ozon có thể mang lại hiệu quả và thân thiện hơn với con người.  

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle đứng đầu là GS. Ian Singleton, nhà vi trùng học và GS. Jerry Barnes chuyên gia sinh học thực vật đã thử nghiệm lưu giữ hoa quả tươi như dây tây, khoai tây, nho và mận trong môi trường chứa nồng độ thấp ozon ở thể khí. Sự sản sinh các bào tử nấm không chỉ giảm đáng kể mà tình trạng tổn thương hoa quả đã bị nhiễm nấm cũng giảm rõ rệt. Sau 8 ngày trong môi trường này, các sản phẩm bị hỏng đã giảm gần 95% như đáng lẽ đã diễn ra, tùy thuộc vào loại quả cụ thể và mức độ nhiễm bệnh trước đó.

Nghiên cứu còn phát hiện thấy khoai tây tiếp xúc với ozon có khả năng chống nấm tốt hơn. Khoai tây tiếp xúc với ozon có khả năng phải chịu các thương tổn do nấm thấp hơn 60%, làm tăng thời gian tồn tại của vỏ từ 2-5 ngày. Mặc dù các nhà khoa học không thể giải thích tác động nào diễn ra sau phản ứng, họ cho rằng một số loại hiệu ứng giống như vắc xin có thể đang diễn ra. Hiện nay, họ đang nghiên cứu khối lượng ozon xác định và thời gian tiếp xúc phát huy hiệu quả cao nhất đối với từng loại rau, quả cụ thể vì quá nhiều ozon lại có thể làm hỏng rau, quả.

Singleton cho rằng: Moi người lo ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm tươi. Ozon là biện pháp thay thế khả thi cho thuốc bảo vệ thực vật vì sử dụng nó an toàn và hiệu quả chống lại sự phân bố trên diện rộng của các vi sinh vật. Quan trọng là nó không để lại dư lượng trái ngược với các phương pháp truyền thống để  bảo quản sản phẩm tươi mới.

Trong trường hợp của khoai tây, người ta cho rằng khối lượng ozon sử dụng bằng lượng ozon mà hoa quả sẽ được tiếp xúc ở bên ngoài vào ngày trời nắng. Nghiên cứu đã được trình bày tại Hội nghị của Hội Vi trùng học (SGM) vào đầu năm nay ở Harrogate, Anh.

Nguồn NASATI/Gizmag

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *